Tô Trọng Thanh về nước 1
Trong năm 83, Tô Mạt từ chức ở phòng chiêu thương, cũng không thể nói là từ chức, lúc đó còn chưa có khái niệm từ chối, hẳn phải gọi là dừng lương giữ chức.
Mấy năm trước, tiến trình cải cách mở cửa không được coi là thuận lợi, có quá nhiều trở ngại, nhưng qua mấy năm rèn luyện chịu bao đau đớn cũng đã bắt đầu vào nề nếp.
Cũng từ năm ấy, bắt đầu có nhiều người dừng lương giữ chức để ra khơi gây dựng sự nghiệp, Tô Mạt cũng nhân làn gió đó mà nghỉ việc ở phòng chiêu thương.
Mấy năm nay, Tô Mạt thông qua những mối quan hệ đã tích lũy từ lúc trước kéo không ít nguồn đầu tư, ngành công nghiệp may mặc ở Quảng Châu nhờ sự cố gắng của tất cả mọi người trong phòng chiêu thương mà đã vượt tiến trình mấy năm.
Phố Cao Đệ hiện tại qua mấy năm phát triển đã có tầm cỡ nhất định, trở thành khu chợ có số hộ cá thể kinh doanh quần áo đầu tiên trên thị trường, chủ yếu kinh doanh vải vóc, quần áo, giày, cùng với một số sản phẩm nhỏ như trang sức, hấp dẫn khách du lịch và thương lái khắp cả nước đến mua.
Một năm này, những câu như “Đông Tây Nam Bắc Trung, phát tài ở Quảng Đông” cũng dần được lưu hành, dưới con mắt của những người ở những chỗ khác trong Quảng Đông, đây chính là một nơi đất vàng, càng ngày càng nhiều người tới Quảng Đông.
Mấy năm nay, việc làm ăn của nhà họ Tô lại lên thêm mấy nấc thang nữa.
Phòng làm việc may mặc vào cuối năm 81 đã thăng cấp thành xưởng may mặc, đến giữa năm 83 đã có hơn sáu trăm nhân viên, cũng đã đăng ký hai loại nhãn hiệu quần áo của riêng mình, có cửa hàng kinh doanh trực tiếp ở các thành phố lớn cũng như gia nhập liên kết với các cửa hàng quốc dân và các cửa hàng đại lý phân phối trực tiếp.
Ngoài ra, trong lúc quốc gia vẫn còn đang tiến hành cải cách kết hợp kinh doanh công và tư với một vài công xưởng, họ đã đầu tư vào ba xưởng dệt cùng với hai nhà máy đóng giày.
Nhà máy thực phẩm bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng nên phát triển không nhanh như vậy, nhưng cũng có hơn hai trăm nhân viên, cửa hàng thực phẩm các nơi cộng lại cũng có hơn sáu mươi cửa hàng.
Phát triển nhanh nhất vẫn là công ty phục vụ tư vấn, theo cải cách mở cửa, các nơi ở Quảng Đông bắt đầu xây nhà xây khu công nghiệp, nghề kiến trúc bắt đầu phát triển vượt bậc.
Đội vận chuyển đã tăng lên gần trăm chiếc xe, tách ra khỏi công ty ban đầu, thành lập công ty vận chuyển chuyên nghiệp.
Ngành kiến trúc cũng tách ra thành lập công ty xây dựng chuyên nghiệp, trước mắt, nhân viên công ty đã hơn ba trăm người.
Trong hoàn cảnh còn chưa quá tươi sáng, việc làm ăn của nhà họ Tô có thể phát triển như vậy trừ nhân lực, có lãnh đạo ủng hộ ra thì cũng vì nhà họ Tô cho đi đủ.
Trong nạn lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng năm 81, nhà họ Tô lấy lợi nhuận hai năm trước ra đổi lấy nhiều vật liệu hiến cho khu bị thiên tai, được lãnh đạo khen “xí nghiệp có lòng yêu nước”, chính quyền Quảng Đông cũng tặng khen thưởng xí nghiệp yêu nước cho Tô Đình Khiêm.
Trừ những cái này ra thì từ năm tám mươi, hàng năm nhà họ Tô cũng lấy ra một số tiền để tài trợ sự nghiệp giáo dục ở những vùng nghèo khó, quyên tặng thư viện, thành lập quỹ khuyến học, dựng trường lớp.
Mấy năm nay, quốc gia vẫn luôn phổ cập giáo dục đại chúng, lý luận “nghèo gì cũng không thể nghèo giáo dục” đã đi sâu vào trong lòng rất nhiều cán bộ.
Hành động này của nhà họ Tô là muốn thân cận với lãnh đạo, không còn nghi ngờ gì nữa.
Cho nên dù thời mới cải cách đã nổi lên tranh cãi đủ kiểu nhưng cũng nhờ những hành động từ thiện này mà nhà họ Tô không bị nhắm vào. Nhà họ Tô liền nhân cơ hội này lặng lẽ phát triển.
Chờ người có lòng kịp phản ứng, các ngành nghề làm ăn của nhà họ Tô đã phát triển có quy mô rồi. Nhưng lúc này chủ trương cải cách mở cửa đã triển khai mấy năm rồi, sẽ không vì một vài người nói gì hay làm gì mà thay đổi.
Tô Trọng Thanh về nước 2
Cũng chính trong bầu không khí như vậy, Tô Trọng Thanh nói mình phải về nước.
Tô Trọng Thanh đã lớn tuổi, hai năm nay cơ thể kém đi. Nước Mỹ có môi trường chữa bệnh tốt, theo lý nếu dựa trên tình hình cơ thể của ông cụ thì nên ở lại nước Mỹ, nhưng thế hệ trước luôn có suy nghĩ lá rụng về cội, trước kia không có cách trở về, bây giờ có thể trở về đương nhiên muốn về ngắm nhìn chút.
Tô Cảnh quay lại đút lót trước, dưới sự giúp đỡ của Tô Đình Khiêm mua lại căn nhà cũ của bọn họ ở Quảng Châu rồi tìm người sửa sang lại lần nữa.
Tháng 1 năm 1981, nước Mỹ đã mở đường bay thẳng đến Trung Quốc nhưng chỉ có tới Bắc Kinh.
Cả nhà Tô Trọng Thanh bay đến thành phố Bắc Kinh trước rồi lại chuyển máy bay bay đến Thượng Hải.
Để bày tỏ sự tôn trọng với trưởng bối, hai anh em Tô Đình Đức và Tô Đình Khiêm cố ý bay tới Bắc Kinh, cùng Tô Cảnh đón máy bay.
Lần này quay về ngoại trừ Tô Trọng Thanh còn có ba con trai của ông cụ, Tô Đình Bang, Tô Đình Nghị, Tô Đình Lễ cùng với một quản gia và một bác sĩ chăm sóc ông cụ.
Về phần người vợ Triệu Thiều Nghi của ông ấy thì đã lớn tuổi, không muốn chịu khó nhọc nên chưa trở về. Mấy con dâu cũng ở lại Mỹ để chăm sóc bà cụ. Chuyện không mang theo gia quyến và con cháu trở lại, thực ra là cũng có chút lo lắng, sợ đến lúc có chuyện gì ngoài ý muốn thì cả nhà đều bị bắt lại.
Cho dù Tô Cảnh cũng đã nói vài lần, tình hình trong nước đã khá hơn nhiều rồi nhưng cuối cùng bọn họ vẫn không trở lại, bởi bọn họ vẫn có chút bận tâm.
Xuống khỏi máy bay, Tô Trọng Thanh nhìn sân bay mới tinh không thua gì nước ngoài thì nháy mắt hoảng hốt, cũng chịu sự đả kích không hề nhỏ.
Xem ra quốc gia đã thực sự đang phát triển, đang cải cách rồi.
Từ sau khi khai triển cải cách mở cửa, các sân bay ở thủ đô đã bắt đầu được xây dựng thêm, năm 80 xây xong nhà ga T1, tháng 1 năm 82, cửa tự động, đường tự động dành cho người đi bộ, cầu thang tự động cùng với hệ thống hành lý, bảng biểu thị lộ trình bay, ti vi truyền hình cáp ở cảng sân bay mới được đưa vào sử dụng, các loại công trình bắt đầu kết nối với quốc tế.
Dù sao sân bay cũng là cánh cửa đầu tiên để ngoại thương bước vào nước ta, đương nhiên phải coi trọng.
Lúc sắp ra cửa, Tô Trạng Thanh không khỏi có chút lo lắng căng thẳng, có xúc động khi được về quê hương, cũng có sự kích động khi sắp được gặp người thân đã mấy chục năm không gặp.
Chờ thấy hai người trung niên bên cạnh Tô Cảnh, lúc ấy Tô Trọng Thanh đã nhòe cả mắt. Lúc ông cụ rời đi, hai đứa này vẫn là hai chàng trai trẻ tuổi, và hôm nay cũng đã làm ông nội người khác.
“Bác cả!”
“(Anh) Đình Bang, (anh) Đình Nghị, (anh) Đình Lễ.”
Thấy đoàn người đi ra, Tô Đình Đức và Tô Đình Khiêm vội vàng nghênh đón.
“Bác cả, bác gầy đi rồi.” Tô Đình Đức có chút nghẹn ngào.
Trong trí nhớ của ông ấy, Tô Trọng Thanh vẫn luôn là người có phong độ hiên ngang, thật sự là khác một trời một vực với ông lão đang ngồi trên xe lăn này.
“Già rồi nên gầy. Hai anh em các cháu, tốt, rất tốt!” Tô Trọng Thanh nắm c.h.ặ.t t.a.y hai anh em, ông cụ cũng rơi lệ: “Lúc còn sống bác cả vẫn có thể gặp lại hai cháu, đáng giá!”
Xa cách lâu ngày gặp lại, mọi người cũng hết sức kích động, cũng không khỏi nghẹn ngào rưng rưng, bác một câu cháu một câu, cứ thế trò chuyện một lúc lâu.
Cảnh tượng như vậy đã không còn hiếm lạ với nhân viên làm việc trong sân bay. Bắt đầu từ năm ngoái, hoa kiều về nước thăm người thân ngày càng nhiều, gần như ngày nào cũng có tiết mục ôm nhau khóc lóc trong sân bay.
Chờ mọi người ổn định lại tâm trạng, bấy giờ đoàn người mới tới quán rượu.
Mười mấy tiếng bay cũng đã khiến Tô Trọng Thanh mệt mỏi, ông ấy tới khách sạn ăn đơn giản rồi sẽ do quản gia và bác sĩ chăm sóc, quay lại phòng nghỉ ngơi, để cho mấy anh em bọn họ trò chuyện.